Ngân Hồ

Chương 17: Q.1 - Chương 17: Thế giới của thú non.




Khi trời tối dần, Vương Nhu Hoa bế Thiết Tâm Nguyên vào nhà đóng cửa lại, Đồng Tử ngồi chầu chực đợi món ngon ở đối diện vô cùng thất vọng.

Có điều Thiết Tâm Nguyên khi được mẹ bế vào nhà ném lại miếng to nhất, còn nhe răng cười với Đồng Tử.

Đối phó với một đứa bé bảy tám tuổi, Thiết Tâm Nguyên thấy bỏ ra ít bánh trái quả khô là đủ khiến nó vào sinh ra tử vì mình rồi, nhất là ở thời đại thiếu thốn vật tư này càng như thế.

Người Tống mang thói quen khuê nữ chiều chuộng, nhi tử khắt khe, thêm vào Đồng Tử có một người cha vô cùng keo kiệt, một người mẹ chất phác gần như chỉ biết nghe lời trượng phu, nó muốn hưởng thụ tuổi thơ phong phú giống đứa bé khác là không thể nào.

Mỗi khi tới tối là thời gian Thiết Tâm Nguyên ghét nhất, vì y đang mọc răng, tối nào mẹ cũng ấn đầu lên bàn, dùng một miếng lụa lau răng như lau giày, đến khi mỗi cái răng sáng lấp lánh mới chịu bỏ qua.

- Răng tốt mới ăn được thịt.

Đó là lý lẽ của Vương Nhu Hoa, nàng hi vọng nhi tử của mình tương lai là người ăn thịt, không phải là người gặm rau, từ nhỏ phải chuẩn bị vốn liếng ăn thịt đầy đủ, đó là một chuyện lớn trong đời nàng.

Vì không có tộc nhân, không có thân quyến, lễ đầy tuổi của Thiết Tâm Nguyên tổ chức ở nhà, mẹ luộc trứng gà, một người ăn lòng trắng, một người ăn lòng đỏ, coi như qua một buổi lễ quan trọng. Vương Nhu Hoa có chút thương cảm, thấy có lỗi với con, Thiết Tâm Nguyên thì thấy đây là sinh nhật tuyệt vời nhất của mình, đó là tính luôn cả kiếp trước.

Mong rằng sinh nhật mười tuổi, rồi mười lăm, hai mươi tuổi mau mau tới để còn giúp được mẹ.

Trẻ con không có tiếng nói, hiện giờ Thiết Tâm Nguyên cần nhất là quyền lên tiếng, không làm được đứa bé vỏ ốc nữa, mẹ rất thông minh không ngừng tổng kết ra kinh nghiệm làm nước dùng, sử dụng gia vị hồ ly ăn trộm được, giữ tính nhất quán cho nước canh Thiết gia.

Phiên tăng kia chắc chắn không chết, ông ta tới đây không phải để chết một cách vô cớ ngu xuẩn như vậy được, thời Tiền Đường có phiên tăng Ấn Độ dùng kim cương chất lượng kém giả mạo xá lợi Phật, kết quả bị danh thần Phó Dịch dùng sừng linh dương đập nát, từ đó phá được trò lừa đảo.

Nay lại có phiên tăng tới, lần này hẳn bọn họ càng bí ẩn hơn, thuật cải tử hoàn sinh là thủ đoạn chính.

Y nghĩ kỹ lắm rồi, chọn mình chẳng qua là vì hai mẹ con họ là hàng xóm duy nhất của hoàng gia, nếu như xuất hiện chuyện thần kỳ sẽ rất dễ dàng truyền tới tai thiên tử.

Thiết Tâm Nguyên không thích bị người ta lợi dụng, hơn nữa còn bị lợi dụng ghê tởm như thế.

Thiết Tâm Nguyên bi ai cho rằng, ở thời đại mông muội người ta cho rằng đâu đâu cũng có thần linh, hoàng đế vì một chút hiện tượng thiên nhiên mà hạ chiếu tự trách tội mình thì làm sao nhìn thấu được thuật cải tử hoàn chinh của phiên tăng?

Muốn phủ nhận một sự kiện bản thân tận mắt trứng kiến, thứ nhất cần trí tuệ siêu phàm và dũng khí, thứ hai cần da mặt dày hơn người thường.

Mà người có trí tuệ siêu phàm thường không tùy tiện lên tiếng, bọn họ thích nhìn thấy người ta bị người thông minh hơn đùa bỡn, mình ở sau lưng cười nhạo, tách bạch bản thân với những người ngu muội.

Người mặt dày ở Đại Tống thì nhiều lắm, nhất là quan trường, nhưng trước khi lợi ích cá nhân bị xâm phạm, bọn họ tuyệt đối không vận dụng da mặt dày trợn mắt nói dối.

Thiết Tâm Nguyên chẳng bận tâm hoàng triều Đại Tống bị người ta lừa như thằng ngốc, nhưng phiên tăng khốn kiếp kia muốn lợi dụng mình sẽ tổn thương tới mẹ.

Tạm thời chỉ có thể dựa vào mình, từ giờ lúc nào cũng phải mang bột nấm độc trên người.

Chuyện trên triều đường ai mà nói chắc được, nói không chừng hoàng đế biết rõ mình bị lừa, lại thích bị lừa, khiến sứ phương xa tới tới cống nạp, biểu thị thần phục, ít nhất thể hiện vương hóa thành công.

Chẳng may hoàng đế thẹn quá hóa giận không giết kẻ lừa đảo mà giết người bóc trần lừa đảo thì thảm.

Thiết Tâm Nguyên cần một kênh lên tiếng, thằng bé hơn tuổi đầu nói thì ai nghe, dù mẹ có nghe cũng chỉ coi là lời trẻ con.

Đối diện vừa vặn là một xưởng in sách, lại vừa vặn có một thằng nhóc vì miếng ăn mà chuyện gì cũng dám làm, vì thế Thiết Tâm Nguyên đặt mục tiêu vào thằng bé đó, nếu có thể lợi dụng xưởng in sách kia, mình sẽ có một kênh lên tiếng.

Nếu kiếm được từ trong tay thằng tiểu tử đó một bộ in rời, tuổi thơ dài dằng dặc của mình sẽ không quá gian nan nữa.

Có truyền thuyết vẻ một kẻ lừa đảo, biết nhà ngươi giàu có, liền chôn một thứ không hay ở chân tường, sau đó thong thả chờ đợi, có thể dăm ba năm, có thể là mười năm, đợi tới khi ngươi gặp nạn, tên lừa đảo lấy bộ dạng cao nhân xuất hiện. Khi hắn từ góc tường rêu phong nhà người lấy ra thứ không lành kia thì trong lòng ngươi sẽ nghĩ thế nào?

Chỉ cần một vụ làm ăn như thế đủ sống mười năm.

Phiên tăng kia không đợi mấy năm, mấy năm sau thì người ta quên mất bộ dạng của phiên tăng đó rồi, ai còn quan tâm ngươi chết đi sống lại.

Thiết Tâm Nguyên cho rằng tên này sẽ mau chóng xuất hiện, có lẽ sẽ xuất hiện vào ngày đặc biệt nào đó, bây giờ y chỉ có thể chờ đợi.

Đồng Tử không chịu nổi cám dỗ của đồ ăn, mang tới cho Thiết Tâm Nguyên bảy tám bộ chữ in gỗ đã mòn lắm rồi, có điều hay dở gì vẫn nhận ra được, Thiết Tâm Nguyên rất hài lòng, cho Đồng Tử một túi hồ đào lớn không cần suy nghĩ.

Từ sau đó cứ vài ba ngày là Thiết Tâm Nguyên lại nhận được mấy chứ in, dần dần y tích góp được một túi nhỏ.

Đây là những chữ thường dùng, vì thế mà mới mòn nhanh, Thiết Tâm Nguyên đem đống chữ chỉnh lý lại, đem chữ bị trùng lặp, ít gặp trả cho Đồng Tử, y lo Đồng Tử cứ lấy trộm thế này sẽ bị cha mẹ phát hiện.

Nhà Đồng Tử in ấn nhiều nhất là kinh Phật, rất nhiều thiện nam tín nữ tu hành ở nhà cần kinh Phật để đọc, vì thế mà sinh ra xưởng in nhỏ như nhà Đồng Tử.

Xưởng in lớn sử dụng bản khắc đẹp đẽ, sách in ra chẳng những đẹp mà chữ cũng chất lượng, dù không phải sách đọc, nhìn thôi cũng là một sự hưởng thụ.

Những cuốn sách in ra bằng chữ rời đen xì xì mặc dù bán rất chạy, nhưng giá trị thì thấp hơn bản khắc quá nhiều.

Tất Thăng sáng tạo ra thuật in chữ rời, nhưng kéo toàn bộ nghề in ấn xuống vực sâu, đồng thời cũng mang tới họa ngập đầu cho mình.

Nhưng thế gia cất giữ vô số bản điêu khắc chẳng những hủy diệt tinh thần Tất Thăng, còn đả kích thân thể ông ta một cách vô tình, tới nay Tất Thăng vẫn bị nhốt ở nhà lao Thương Châu lao động khổ sai.

Thiết Tâm Nguyên nghe kể về sự tích của Tất Thăng mà đau lòng, sau đó quyết định, mình phát minh ra cái gì, cải tiến cái gì, nhất định đem cất kỹ, để ở nhà dùng, còn về phần tạo phúc thiên hạ, kiếp trước đã chẳng làm, kiếp này càng không thể.

Người ta in chữ rời thì sắp xếp thành từng hàng còn Thiết Tâm Nguyên dùng từng chữ như con dấu, đúng là bước lùi của nhân loại.

Nghe thấy tiếng khóc thê thảm của Đồng Tử ở bên kia đường truyền tới, Thiết Tâm Nguyên thở dài, mang một miếng bánh táo lớn ra ngoài.

Đây là bánh mà mẹ để lại khi nào đói thì ăn, bây giờ mẹ ra ngoài quán đã không mang theo Thiết Tâm Nguyên nữa, vì nàng thấy nhi tử rất nghe lời, không cho ra khỏi nhà là tuyệt đối không ra khỏi nhà.

Thân là thú non phải có tự giác của thú non, không rời tổ.

Nhưng bây giờ không đi không được, mức độ kiên cường của Đồng Tử quyết định ở số lượng và chủng loại đồ ăn, mình mà không mang bánh táo ra là nó bán đứng ngay.

Quả nhiên Đồng Tử nhìn thấy bánh táo là tiếng khóc nhỏ h ơn rất nhiều, bất kể cha nó Đồng Bản đánh thế nào cũng không hé răng.

Thế là Đồng Bản ngần ngừ, trong nhà còn rất nhiều chữ in rời, một cái xưởng in không có mười mấy bộ chữ thì không hoạt động được, lần này bị mất toàn là chữ cũ sắp đào thải, thứ đó có lấy cũng không mấy tác dụng, hay mình nghi oan nhi tử?

Vì tôn nghiêm làm cha, hắn đánh nhi tử thêm hai cái nữa sau đó vào nhà.

Ngó quanh không thấy ai, Thiết Tâm Nguyên len khỏi cửa, tới dưới một gốc cây, Đồng Tử sụt sà sụt sịt đi tới, hiên ngang đưa tay đòi đồ ăn.

- Lần sau không lấy chữ nữa, lấy một ít mực tốt nhé.

Thiết Tâm Nguyên đưa bánh táo cho Đồng Tử nói nhỏ:

Đồng Tử vừa ăn nhồm nhoàm vừa gật đầu, nó thấy đứa bé như Thiết Tâm Nguyên nói chuyện lưu loát đã chẳng ngạc nhiên nữa.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.