Trưởng Đích

Chương 14: Chương 14: Ngờ vực




Lúc Đại Đường mới lập quốc, phần lớn người quyền quý mới có xuất thân không cao, ẩm thực ăn mặc thích xa hoa, ăn uống chỉ thích thịt cá, dầu mỡ đầy ngấy, cho rằng như vậy mới có thể thể hiện ra sự xa hoa phú quý.

Như vậy lúc đầu ăn cũng ngon, nhưng qua vài miếng lại ngán.

Phó Minh Hoa bị nuôi đến kén ăn, giả vờ cầm đũa, thấy Bạch thị buông đũa xuống mới buông theo, bưng chén trà đã pha khẽ nhấp một miếng.

Nước trà vừa chảy vào miệng, ngay lập tức Phó Minh Hoa có cảm giác không đúng lắm. Trà này nước ngọt tinh khiết, cũng không phải là loại trà Phó gia có thể có được, giống như là trà ngon Phúc Nam tiến cống vậy.

Nàng ngậm trà trong miệng, còn chưa nhổ ra, Bạch thị cười nói: “Trà này là do Dung phi trong cung ban thưởng, cả nhà nếm thử đi, nói là trà thượng hạng do Phúc Nam tiến cống đó.”

Phó Minh Hoa vừa nghe xong lời này, lấy khăn lau miệng, sẵn đem toàn bộ nước trà nhổ vào khăn.

Tất cả mọi người đều cười khen, Thẩm thị còn làm bộ uống thêm vài hớp, trong phòng vô cùng náo nhiệt

Nhưng Phó Minh Hoa nghe Bạch thị nhắc đến Dung phi, liền nhìn thoáng qua Tạ thị. Ai mà không biết, Phó gia và Tạ gia có quan hệ thông gia, mà Tạ gia lại là một trong bốn họ lớn, có giao tình với Thôi thị. Trưởng nữ Tạ thị còn gả vào Thôi gia làm vợ, nương tử Thôi gia được đưa vào cung, hiện là quý phi của Thiên Phong Đế.

Nhưng bây giờ Phó gia lại qua lại thân thiết với Dung phi, còn được Dung phi ban trà, hôm nay nếu không phải Bạch thị nhắc tới, e rằng nàng còn không nghĩ tới.

Tạ thị bên cạnh cười, nhưng nụ cười không đến đáy mắt, ánh mắt bà lạnh như băng nhìn chằm chằm vào chén trà trong tay, chén trà làm cho ngón tay bà càng thêm trắng nõn.

Bạch thị vừa nói xong lời này, lập tức có cảm giác không ổn, vừa cười ha hả nói cho qua chuyện khác, nhưng Phó Minh Hoa lại cảm giác bất thường.

Hiện nay Dung phi được thánh thượng sủng ái nhất, tuy nói phân vị không bằng Thôi quý phi, nhưng lại được sủng ái hơn Thôi thị. Nàng vốn xuất thân là Dung gia ở Phạm Dương, lúc đầu Dung gia ở tiền triều được xem như là hưng thịnh nhất, sinh ra tiểu mỹ nhân, cùng với vua của tiền triều có quan hệ khắng khít, lúc đó có thể miễn cưỡng đặt song song với bốn họ Thôi, Tạ, Vương, Âm. Nhưng triều đại thay đổi, vua tiền triều bị tiêu diệt, lúc Đại Đường mới thành lập, Dung gia bị chèn ép kịch liệt.

Lúc tiên đế tại vị, liền lệnh cưỡng chế Dung gia dời chỗ, vốn đại bản doanh ở Phạm Dương, dời đến Lạc Dương. Thế tộc giống như cây đại thụ, cắm rễ ở đó, tất nhiên lá hoa sẽ phát triển tốt, chỉ khi nào bị đào đi chỗ khác, Dung gia mất đi đại bản doanh ở Phạm Dương, chỉ mới qua vài chục năm cũng không ra hồn.

Cuối thời tiên đế, nhiều lần kiếm cớ bỏ đi thế lực của thế gia, mà lúc đó Dung gia đứng mũi chịu sào, bị đánh ép gay gắt.

Trước đây lúc Thiên Phong Đế còn là thái tử, có quen biết với Dung thị, cô nương Dung gia nhan sắc yêu kiều, nhưng khi đó tiên đế không thích Dung thị, Thiên Phong Đế để kế vị liền ẩn nhẫn không hành động, mà Dung gia trải qua nhiều lần sóng gió, đã không còn mạnh mẽ như trước.

Năm đó để khôi phục gia tộc, biết lúc đó Thiên Pho. Ng Đế còn là thái tử có ý với Dung thị, lại không dám chọn nàng, liền để Dung thị và con trai thứ ba của Quách gia định ra hôn ước.

Quách gia Quách Cửu Trung tên là Quách Cửu, trước đây xuất thân mãng thảo, chính là một trong những công thần đi theo Thái tổ đoạt vị, được tiên đế ban cho chữ Trung, từ đó về sau đổi tên là Quách Cửu Trung. Người dũng mãnh thiện chiến lập chiến công, lúc Đại Đường mới lập quốc, được tiên đế phong là Dậu Dương Vương, đất phong ở Dậu Dương, làm chức Binh Bộ thượng thư. Quách Cửu Trung sinh ba con trai, trưởng tử oai hùng hơn người, có hôn ước với Tiên Dung quận chúa, con trai thứ hai cũng thừa kế nghiệp cha, trấn thủ Liêu Dương.

Duy chỉ có con trai thứ ba, lúc Quách phu nhân mang thai y là lúc thiên hạ chưa được định đoạt, trượng phu đoạt thiên hạ, Quách phu nhân ở lại hậu phương. Khi đó thái hậu cũng mang thai, lại gặp người của tiền triều truy sát. Quách phu nhân vì cứu thái hậu mà lấy thân đỡ kiếm. Khi đó Quách phu nhân đã mang thai chín tháng, trúng một kiếm sát hài tử trong bụng, suýt nữa mẹ con một xác hai mạng. Lúc đó thái hậu cảm động Quách phu nhân quên mình mà cứu mạng, hứa chỉ phúc vi hôn, nói nếu trong bụng mình là nam nhi, trong bụng Quách phu nhân là nữ nhi, thì con nối dõi Yến gia sẽ cưới cô nương Quách gia làm vợ, để đền ơn cứu mạng của Quách phu nhân.

Đáng tiếc Quách phu nhân khó sinh, lúc sinh ra nhi tử thân thể bị thương, sau đó không thể có thai nữa. Vì lý do như vậy mà con trai thứ ba lúc mới sinh ra đã yếu ớt.

Tiên đế nhớ đến Quách phu nhân trung dũng, không hổ là trung lương chi phụ, lúc đứa nhỏ này ra đời liền tự mình ban tên là Quách Cẩn Duệ, Quách Cửu Trung đồng thời thăng vị làm Trung thư lệnh kiêm Thái úy, trong triều mọi người tôn là thượng phụ.

Từ nhỏ Quách Cẩn Duệ đã yếu ớt, thật vất vả mới nuôi lớn, tiên đế từng nói, cảm động và nhớ ơn Quách phu nhân cứu thê nhi một mạng, dù cho Quách Cẩn Duệ muốn cưới công chúa cũng được.

Chỉ bằng câu nói này, tuy cuối cùng Quách gia vẫn tuân thủ nghiêm ngặt bổn phận, chưa dám cưới công chúa, nhưng lại định ra hôn ước với Dung gia cô nương, làm rất nhiều người ở Đường triều bất ngờ.

Tuy nói Dung gia là thế tộc, nhưng lại xuống dốc, danh tiếng Quách gia thịnh, cô nương Dung gia gả cho Quách Cẩn Duệ cũng không tính là gả thấp, mối hôn nhân dân ai cũng gọi là tốt, nhất là lúc tiên đế còn sống đã tự mình chỉ hôn. Chính bởi vì mối quan hệ này mà tiên đế đối với Dung gia có phần thả lỏng, không tiến hành chèn ép nữa.

Khi đó Thiên Phong Đế và Quách gia có quan hệ thân thiết, thường xuyên dựa vào danh nghĩa Quách Cẩn Duệ, lén qua lại với Dung thị, đợi đến khi tiên đế mất, lúc Thiên Phong Đế đăng vị, mối quan hệ với Dung thị cũng không che giấu nữa.

Quách gia nghe tin đồn thì hối hận cũng đã chậm.

Đến mức đó rồi, hiển nhiên Quách gia cũng nhìn ra được bị Dung thị tính kế, khi đó vui mừng định ra hôn ước, hôm nay mới biết Quách Cẩn Duệ bị cắm sừng. Thân thể Quách Cẩn Duệ vốn không tốt, biết việc này thổ huyết mà chết, khi đó Dung thị vì y giữ đạo hiếu ba năm, lúc có đủ tiếng tăm được Thiên Phong Đế nạp vào cung.

Lúc bà ta vào cung đã hơn hai mươi, nhưng lúc tiến cung rất được Thiên Phong Đế sủng ái.

Bởi vì có được nữ nhân này không dễ dàng, phải hao hết tâm tư mới có được, cho dù bà qua tuổi mơ mộng, thậm chí có hôn ước với Quách Cẩn Duệ, có lẽ vì thế mà Thiên Phong Đế cực kỳ trân trọng.

Dung phi sinh tứ hoàng tử Yến Tín và tam công chúa Yến Vĩ, đứng cùng bậc với Thôi quý phi sinh hai con trai. Danh tiếng Thôi gia đang thịnh, nhưng đương kim hoàng thượng cưng chìu Dung phi, Dung phi sinh một trai một gái, tứ hoàng tử so với tam hoàng tử nhỏ hơn hai tuổi, năm nay đã mười tuổi.

Từ khi hai năm trước hoàng hậu qua đời không lưu lại hoàng tử đến nay, đã mười năm, hậu vị trống không, Thôi quý phi trong cung và Dung phi như nước với lửa.

Thiên Phong Đế chỉ có chín trai sáu gái, trong đó thân phận mẹ đẻ của đại hoàng tử và nhị hoàng tử quá thấp, cho dù tuổi đã lớn nhưng cũng an phận.

Hậu cung lúc hoàng tử tuổi còn nhỏ, Thôi quý phi và Dung phi chỉ là nhìn đối phương không vừa mắt, nhưng khi hai vị hoàng tử xuất thân khác nhau càng lớn, sự tình liền phức tạp.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.